Website là yêu cầu tiên quyết đầu tiên nếu bạn có ý định làm việc lâu dài trên môi trường online. Tuy nhiên không giống như trước đây bạn cần phải là một chuyên gia về code mới có thể tự làm website thì giờ đây với sự hỗ trợ của công nghệ bạn có thể làm web mà không cần viết bất kỳ một đoạn code nào cả.
Trên thị trường có khá nhiều nền tảng hỗ trợ làm web, tuy nhiên ở bài viết này mình sẽ chia sẻ về 3 nhóm công cụ chính làm web cho người không biết code mà bản thân đã trải nghiệm & hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng nhóm để bạn tham khảo từ đó tự đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.
- Nhóm 1: Các nền tảng làm landing page (phổ biến nhất là Unbounce, Leadpage, Ladipage...)
- Nhóm 2: Nền tảng quản trị nội dung CMS (phổ biến nhất là WordPress)
- Nhóm 3: Các nền tảng web builder (phổ biến nhất là Wix, Weebly, Shopify, Haravan...)
Nhóm 1: Các nền tảng làm landing page (Unbounce, Leadpage, Ladipage...)
Mục đích sử dụng
Các nền tảng landing page được dùng cho các trang web chuyển đổi đơn giản, chạy campaign chiến dịch hoặc giới thiệu một sản phẩm nhất định. Cấu trúc thường chỉ gồm 2 trang: 1 là trang nội dung chính & 2 là trang cảm ơn (Thank You Page). Trên thế giới phổ biến được ưa chuộng nhất là Unbounce & Leadpage. Điểm nổi bật của các nền tảng này không chỉ là sự đa dạng về kho công cụ sử dụng bằng kéo thả đơn giản, kho template chuyên nghiệp mà Unbounce & Leadpage còn cho phép chạy A/B testing trực tiếp từ nền tảng, đi kèm hệ thống tracking đo lường thân thiện người dùng.
Tại Việt Nam, phổ biến nhất lại là Ladipage, một nền tảng phát triển bởi người Việt với lợi thế giá rẻ hơn, thân thiện về ngôn ngữ, tích hợp sẵn kho giao diện & tính năng đa dạng.
Ưu điểm
- Nhanh, dễ làm chỉ bằng cách kéo thả đơn giản, không cần biết code.
- Lựa chọn phù hợp cho việc tạo trang chuyển đổi bán hàng một sản phẩm nhất định (ví dụ: chiến dịch tiếp thị liên kết affiliate)
- Kho template sẵn có với thiết kế chuyên nghiệp dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn.
- Kho tính năng bổ trợ tích hợp sẵn (tracking, form, notification, countdown, lucky draw...)
Nhược điểm
- Không có phiên bản miễn phí hoặc nếu có chức năng cũng rất hạn chế. Để sử dụng đầy đủ tính năng cần mua theo gói trả phí hàng tháng/ hàng năm.
- Chỉ làm được web đơn giản 1-2 trang. Không phù hợp với web lớn gồm nhiều trang & nhiều nội dung.
- Không tích hợp trình quản lý CMS nên bất tiện nếu web có yêu cầu về bài viết blog.
- Không tự tương thích với trình duyệt trên điện thoại, phải chỉnh tay.
- Tối ưu cho SEO: trung bình. Không hiệu quả về lâu dài.
Nhóm 2: Nền tảng quản trị nội dung CMS (WordPress)
Mục đích sử dụng
WordPress (hay các nền tảng CMS nói chung) được dùng để xây dựng web từ đơn giản đến phức tạp nhiều trang, đa dạng chức năng ngành nghề. Đặc biệt phù hợp với web có yêu cầu tích hợp tính năng viết bài blog SEO.
Ưu điểm
- Nền tảng dễ sử dụng, thân thiện người dùng. Kéo thả đơn giản, không cần biết code.
- Kho web demos/templates & tính năng bổ sung bằng plugins khổng lồ lên đến con số hàng trăm ngàn, hiện chưa nền tảng dựng web nào trên thế giới có thể vượt qua WordPress về điều này.
- Có thể làm full web với nhiều trang, đa dạng mọi chức năng & ngành nghề.
- Full quyền sở hữu web. Có thể tùy ý sử dụng hoặc bàn giao sang cho khách hàng sau khi hoàn thành web.
- Tự động tương thích với trình duyệt trên điện thoại
- WordPress có đa dạng lựa chọn cho người dùng từ bản Free đến Premium. Và đặc biệt không phải mua theo gói subscription hàng tháng/ hàng năm như các nền tảng khác.
- Tối ưu cho SEO: Tốt nhất. Hiệu quả về lâu dài.
Xem Kho WordPress Theme & Plugin bản quyền giá chỉ từ 45,000đ - 95,000đ - sở hữu vĩnh viễn, cập nhật miễn phí trọn đời.
Nhược điểm
- Với khả năng cho phép tùy chỉnh tối đa, việc sử dụng WordPress sẽ có phần phức tạp hơn chút so với các trình landing pages hoặc web buiders khác. Cần chút thời gian để bạn thích ứng & làm quen.
- Mã nguồn mở, người dùng cần chủ động trong việc bảo mật web.
Nhóm 3: Các nền tảng web builder (Wix, Weebly, Shopify, Squarespace, Haravan...)
Mục đích sử dụng
Các nền tảng web builder (Wix, Weebly, Shopify...) được dùng để xây dựng web từ đơn giản đến phức tạp nhiều trang, đa dạng chức năng ngành nghề. Sử dụng kho template mẫu/công cụ sẵn có & tùy chỉnh bằng cách kéo thả đơn giản.
Ưu điểm
- Nền tảng rất dễ sử dụng, thân thiện người dùng. Kéo thả đơn giản, không cần biết code.
- Kho template sẵn có với thiết kế chuyên nghiệp dễ dàng tùy chỉnh theo ý muốn
- Kho tính năng bổ trợ tích hợp sẵn (tracking, form, notification....)
- Có thể làm full web lớn với nhiều trang
- Tự động tương thích với trình duyệt trên điện thoại
- Có phiên bản miễn phí với tên miền từ nhà cung cấp (ví dụ: tenweb.weebly.com hay tenweb.wix.com - trong đó tenweb là tên mà bạn muốn đặt cho web của mình)
Nhược điểm
- Phiên bản miễn phí có khá nhiều giới hạn về khả năng tùy chỉnh, tính năng, dung lượng lưu trữ web...Để được sử dụng đầy đủ các tính năng & tiện ích Premium, bạn phải mua gói trả phí hàng tháng/ hàng năm.
- Tối ưu cho SEO: trung bình.
Lời kết
Như vậy là mình đã review xong 3 phương thức làm web cho người không biết code:
- Dùng WordPress
- Dùng các nền tảng Web Builder
- Dùng các nền tảng Landing Page
Mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm riêng, vậy nên tùy vào nhu cầu sử dụng cá nhân & mức ngân sách có thể đầu tư, hãy lựa chọn cho mình phương thức phù hợp nhất.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn 😊